Cấu hình Fast Roaming với VigorAP

​(Áp dụng cho các model DrayTek VigorAP902 / AP903 / AP910C / AP912C / AP918R / AP920RP / AP1000C)

Video hướng dẫn:

 

 

A. CƠ CHẾ ROAMING TRÊN DRAYTEK

Wi-Fi Roaming là quá trình xử lý, đảm bảo kết nối Wi-Fi của client khi di qua lại giữa vùng phủ sóng của các Access Point (AP) khác nhau. Khi bạn di chuyển từ vùng phủ sóng của AP này sang vùng phủ sóng của AP khác, kết nối phải được chuyển sang AP mới một cách tự động để không làm gián đoạn kết nối

Cách đơn giản thường được sử dụng là chỉ cần AP có cùng SSID, chế độ mã hóa, mật khẩu thì khi client di chuyển từ AP1 này sang AP2, Client sẽ tự động kết nối AP2 khi mất hoàn toàn tín hiệu kết nối với AP1: Nhược điểm lớn nhất và nguy hiểm nhất của phương pháp này là Client sẽ luôn kết nối với AP1 (tín hiệu rất yếu khi đó) mặc dù đã ở trong vùng sóng khá tốt của AP2. Chỉ khi nào thật sự mất hẳn tín hiệu với AP1 thì Client mới kết nối vào AP2. Do đó ở những vị trí như vậy (Vùng Roaming) Client không có được kết nối tốt nhất, truy cập internet sẽ không tốt

Để khắc phục hạn chế này, DrayTek sử dụng công nghệ AP–Assisted Roaming (Fast Roaming) nhằm giúp client luôn được kết nối vào AP “gần” nhất và có chất lượng sóng tốt nhất.

Cơ chế hoạt động của Fast Roaming có thể giải thích đơn giản như sau:

- Tất cả AP đều được cấu hình cùng SSID / mã hóa / password (Channel có thể giống hoặc khác)

- Tất cả AP phải cùng một lớp mạng LAN và có thể “nói chuyện” với nhau

- Fast Roaming phải được cấu hình gồm 2 thông số:

  • Minimum RSSI: Tín hiệu sóng giới hạn. Đây là thông số bắt buộc, khi Client ở vị trí này sẽ bắt đầu có sự thương lượng để thực hiện Roaming
  • Adjacent AP RSSI over: Tín hiệu sóng chênh lệch. Khi client ở vùng giới hạn và chuẩn bị thực hiện Roaming, AP1 sẽ gửi một thông báo đến tất cả AP khác trong group hỏi xem Client có nằm trong vùng phủ sóng của AP khác và mức tín hiệu là bao nhiêu. Chỉ khi nào AP1 nhận được câu trả lời từ AP2 với mức tín hiệu đủ lớn (AP2AP1 + Adjacent AP RSSI over) thì AP1 sẽ chuyển giao kết nối của Client cho AP2 quản lý

Ưu điểm của phương pháp này Client sẽ luôn được kết nối đến AP gần và ổn định nhất

B. KHẢO SAT, TRIỂN KHAI VÀ CẤU HÌNH ROAMING

Như đã phân tích ở trên, việc quan trọng nhất để hệ thống Roaming hoạt động trơn tru là phải tìm ra được vùng Roaming (Tức là Minimum RSSI), nơi mà tại đó Client có thể nhận được tín hiệu từ nhiều AP khác nhau.

1/ Đo kiểm và tìm giá trị Minimum RSSIAdjacent AP RSSI over

- Cấu hình các VigorAP với các SSID khác nhau (AP1, AP2,..)

- Lắp đặt các AP vào các vị trí dự kiến

- Sử dụng điện thoại hoặc laptop cài sẳn các phần mềm do sóng và duy chuyển nhiều lần ở các vị trí giữa các AP

Vị trí

VigorAP-01

VigorAP-02

(VigorAP-02) - (VigorAP-01)

A

-66

-79

- 13

B

-70

-71

-1

Giữa B và C

-73

-67

6

C

-80

-65

15

- Vị trí giữa B và C chính là vị trí “Roaming” và chúng ta có thể lấy các chỉ số như sau:

    + Minimum RSSI: Giá trị của AP1 tại B (trong ví dụ này là -70)

    + Adjacent AP RSSI over thường được chọn là 5

2/ Cấu hình:

- Có thể cấu hình giống nhau trên tất cả AP hoặc tùy theo tình hình từng vị trí đo kiểm

- Vào Wireless LAN (2.4GHz) >> RoamingWireless LAN (5GHz) >> Roaming để cấu hình

Hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ:

Văn phòng TPHCM: (028) 3925 3789
Chi nhánh miền Bắc: (024) 3781 5089
Chi nhánh miền Trung: (0236) 367 9515

Hotline Hỗ Trợ Kỹ Thuật: 1900 633 641
Fanpage Hỗ Trợ Kỹ Thuật: facebook.com/AnPhat
Kênh youtube Hỗ Trợ Kỹ Thuật: AnPhatITOfficial